Răng khôn là những răng mọc ở trong cùng của hai hàm khi bạn bước vào độ tuổi 17 đến 25. Đây cũng là những chiếc răng ương bướng gây phiền toái cho nhiều người khi vừa mới nhú mọc. Vì mọc ở trong cùng nên thường không có đủ không gian cho chúng nên răng khôn thường hay có xu hướng mọc lệch, mọc ngầm bên trong gây cảm giác đau đớn. Khi mọc ngầm, răng khôn có thể sẽ va chạm với răng bên cạnh gây sưng lợi, viêm nhiễm dẫn đến sốt. Vây cần phải làm gì khi bị đau do mọc răng khôn?

Mọc răng khôn có ý nghĩa gì?

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất là cũng là chiếc răng nằm vị trí trong cùng trên cung hàm. Răng khôn thường mọc khi cấu trúc xương hàm ổn định, không dễ thay đổi về kích thước. Bởi vậy mà khi răng khôn bắt đầu nhú lên, bạn sẽ gặp các biểu hiện như đau nhức quai hàm, sốt nhẹ trong nhiều người, thậm chí biếng ăn, cơ thể uể oải.


Hạn chế đau đớn khi mọc răng khôn

Theo phân tích của các chuyên gia, răng khôn mọc lên chỉ để hoàn chỉnh cấu trúc bộ răng của người trưởng thành (32 chiếc răng) chứ không hề góp phần vào chức năng nhai và cũng không nắm giữ vai trò thẩm mỹ gương mặt. Hơn nữa, sự xuất hiện của những chiếc răng này còn mang đến cho bạn rất nhiều phiền toái.

Mọc răng khôn là quá trình diễn ra trong nhiều giai đoạn, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào cơ địa mỗi người. Răng khôn thường bắt đầu nhú lên khi bạn từ 18 – 25 tuổi, thậm chí là muộn hơn.

Hạn chế đau đớn khi mọc răng khôn

Có lẽ, ai cũng phải trải qua những biểu hiện không mong muốn trong quá trình mọc răng khôn. Vì vậy, chúng tôi xin chia sẻ cách chăm sóc răng miệng tốt cũng như giúp bạn hạn chế đau đớn trong quá trình mọc răng khôn:

– Bạn bóc vỏ một tép tỏi sau đó chà nhẹ lên răng và quanh lợi, khi cơn đau đã dịu thì cắn tỏi ngay tại răng đó một lúc cho đến khi hết đau.

– Hành tây cũng có tính kháng viêm, giảm đau như tỏi nên cũng có thể sử dụng trong trường hợp này. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đắp hành lên răng đau và thay lớp hành khi lớp hành cũ đã hết tác dụng.

– Bạn cũng có thể sử dụng dưa chuột đắp lên vùng bị đau trong 30 phút cũng có tác dụng giảm đau rất tốt.

– Nếu trong nhà không có sẵn những nguyên liệu trên, bạn có thể pha nước muối để súc miệng trong mỗi giờ để làm giảm cơn đau.

Nếu đã thử hết những cách trên mà bạn vẫn thấy đau, thậm chí đau răng khôn khiến bạn cảm thấy đau nhức, mệt mỏi, không thể nhai nuốt được thức ăn thì tốt nhất bạn nên đến trung tâm nha khoa để được bác sĩ khám và tư vấn điều trị, nếu cần thiết có thể nhổ chiếc răng khôn đó. 

Bài viết được trích nguồn từ: http://benhvienranghammatsg.com.vn
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: (+84 8) 66820246
Ngavvt
 
Top