Trẻ em bị sâu răng hàm nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây mất răng sớm, ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Vậy trẻ bị sâu răng phải làm sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp vấn đề này. Hãy cùng theo dõi niềng răng không nhổ răng nhé. 

Nguyên nhân trẻ bị sâu răng-1

Nguyên nhân trẻ bị sâu răng


Trẻ em là lứa tuổi dễ mắc các bệnh lý răng miệng, đặc biệt là bệnh sâu răng. Sở thích ăn đồ ngọt của trẻ nhỏ chính là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ em bị sâu răng hàm. Sau khi ăn xong vi khuẩn trong thức ăn còn xót lại dính trên răng kết dính với nước bọt sẽ trở thành mảng bám trên răng, nếu không vệ sinh đúng cách thì vi khuẩn sẽ gây mòn men răng và ngà răng, các lỗ sâu răng sẽ hình thành. 


Sự chủ quan của bố mẹ khi cho trẻ ăn nhiều đồ ngọt vì nghĩ rằng răng sữa sẽ thay, răng sữa mất sớm sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong ăn nhai và nguy cơ răng vĩnh viễn mọc lên sẽ sai lệch. 


Sâu răng do trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách. Trẻ nhỏ cũng cần phải tập thói quen vệ sinh răng miệng mỗi ngày như dùng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn, chải răng 2 lần/ ngày bằng bàn chải dành cho trẻ em. 

Nguyên nhân trẻ bị sâu răng-2

Trẻ em bị sâu răng hàm phải chữa làm sao?


Sâu răng không được chữa trị kịp thời sẽ biến chứng gây viêm tủy, viêm nha chu, hình thành các túi mủ và ổ áp xe. Khi trẻ có những dấu hiệu sâu răng như răng đau nhức, xuất hiện những lỗ li ti trên bề mặt nhai thì cách tốt nhất là bạn nên đưa trẻ đến các cơ sở nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và có phương pháp khắc phục kịp thời. 


- Trường hợp sâu răng vừa mới chớm, bác sĩ sẽ lấy hết ổ sâu răng, sau đó trám lại bằng vật liệu chuyên dụng nhằm ngăn chặn vi khuẩn gây hại và bảo vệ tủy răng.


- Khi tình trạng sâu răng nặng hơn, mô răng đã bị tổn thương nặng nề, không thể bảo tồn được nữa thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng để bảo vệ các răng bên cạnh. 


Đối với răng hàm, chiếc răng đảm nhận chức năng ăn nhai quan trọng. Nếu răng mất đi, bé sẽ gặp khó khăn khi ăn nhai trong thời gian dài, thời gian thay răng khoảng 10-12 tuổi. Chính vì vậy, sau khi nhổ răng sâu, bé nên đeo hàm giữ khoảng để tránh các răng khác mọc xô lệch về khoảng trống mất răng, giúp răng vĩnh viễn mọc lên đúng hướng. 

 
Top