Ngậm nước muối trị viêm họng có thể làm họng giảm sưng và kích thích tăng tiết chất nhầy có lợi, giúp loại bỏ các vi khuẩn trong cổ họng. 


Một số điều cần biết về viêm họng và nước muối
Nước muối thường dùng trong y học là nước muối sinh lý. Nồng độ pha loãng là 9g/1000ml hay còn gọi là nước muối đẳng trương. Chỉ có tác dụng rửa vết thương hoặc sát khuẩn nhẹ, không có tác dụng diệt vi khuẩn hay virus.

Về sinh lý, niêm mạc mũi họng có hàng rào bảo vệ là chất nhầy được tiết ra trên bề mặt. Viêm họng xảy ra do nhiều nguyên nhân, nhưng thông thường là do virus hoặc vi khuẩn xâm nhập trực tiếp bằng đường mũi họng. 

Muối có điều trị viêm họng được không?
Muối có nhiều công dụng điều trị viêm họng

Việc ngậm nước muối trị viêm họng là không hoàn toàn đúng. Nước muối chỉ có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn tấn công và chỉ có hiệu quả khi sử dụng đúng cách. Nhiều người có thói quen ngậm nước muối ở nồng độ cao vì nghĩ càng mặn sẽ sát khuẩn càng tốt. Tuy nhiên, đây là điều sai lầm.Thực tế, cơ thể luôn ở trạng thái pH trung tính nên nồng độ các dung dịch nước súc miệng có pH ở dạng toan hoặc kiềm đều không phù hợp, dễ gây tổn thương tế bào. 

Hơn thế, khi viêm họng, họng đã bị tổn thương nên việc ngậm nước muối đậm đặc sẽ làm niêm mạc tổn thương nặng hơn, trở thành yếu tố thuận lợi đê vi khuẩn phát triển và gây ra các biến chứng khác. 

Khi bị viêm họng nên làm gì?
Ngậm nước muối trị viêm họng sai cách sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng, vì vậy  khi bị viêm họng, bạn nên:

- Các triệu chứng như đau, rát cổ họng, nuốt nước bọt thấy đau và trước đó có thể chảy nước mũi do virus xâm nhập.

- Có thể dùng nước muối sinh lý đóng chai có bán tại các quầy thuốc tây, các loại nước súc rửa họng hoặc có thể dùng kem đánh răng để súc rửa liên tục. Thời gian cách nhau 1-2 giờ trong ngày đầu bị viêm họng.

- Không nên dùng nước muối tự pha chế hoặc ngậm trực tiếp muối vào họng vì nồng độ muối không đúng có thể làm tổn thương niêm mạc họng kéo dài. Nếu tự pha nước muối quá liều sẽ làm tiêu biến đi các chất nhầy bảo vệ niêm mạc họng và rút nước từ bên trong tế bào niêm mạc họng ra ngoài, tế bào sẽ bị reo lại và dễ bị tổn thương hơn. 

- Trước khi súc họng, cần làm sạch khoang miệng bằng cách ngậm nước muối sinh lý trong 30 giây, sau đó ngửa cổ ra sau ngậm một ngụm nước muối vừa đủ và bắt đầu khò để đẩy nước muối lên xuống. Nhổ bỏ nước cũ và lặp lại 2-3 lần, cuối cùng súc miệng lại bằng nước lọc.

- Khi bị viêm họng, cứ cách 3 giờ bạn nên súc họng một lần, nếu nặng thì thời gian có thể ngắn hơn. 2 khoảng thời gian quan trọng cần ngậm nước muối trị viêm họng bạn không được bỏ qua đó là buổi sáng và tối trước khi đi ngủ. 

Hiểu rõ tác dụng của nước muối đối với người bị viêm họng và sử dụng đúng cách sẽ giúp ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Ngậm nước muối trị viêm họng không thể chữa dứt điểm bệnh, vì vậy bạn cần đến cơ sở y tế để được khám và chỉ định cách điều trị phù hợp.
Bài viết trích nguồn tại: niengrangthuagiabaonhieutien.blogspot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline:  (+84 8) 66820346
TG: NH
 
Top